Passiv : Câu bị động

passive

Passiv: Thể bị động

Passiv là gì? Câu bị động được hình thành như thế nào? Cách sử dụng ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

1. Passiv là gì?

Passiv nhấn mạnh vào một hành động hoặc một trạng thái được thực hiện, chứ không nhấn mạnh vào ai/cái gì gây ra hành động hay trạng thái đó.

z.B: Der Bäcker backt den Kuchen. (Câu chủ động) => Ein Kuchen wird gebacken. (Câu bị động)

Bạn có thể thấy, ở câu chủ động, der Bäcker được nhấn mạnh (chính là thợ làm bánh nướng cái bánh đó). Nhưng ở câu bị động, ein Kuchen lại được nhấn mạnh (không ai quan tâm chiếc bánh này là ai nướng; mà người ta chỉ quan tâm chiếc bánh này đã được nướng.)

2. Khi nào thì sử dụng câu chủ động? Khi nào thì dùng câu bị động?

Câu bị động (Passiv) được hình thành trên cơ sở câu chủ động (Aktiv). Vậy trường hợp nào thì dùng Aktiv? Trường hợp nào dùng Passiv?

  • Aktiv được sử dụng để nhấn mạnh ai/cái gì đang làm hành động gì đó

z.B: Der Mechaniker repariert das Auto. (Frage: Wer repariert das Auto?)

-> Trọng tâm là người thợ sửa xe đang thực hiện hành động sửa xe ô tô.

  • Passiv được sử dụng để nhấn mạnh hành động và có thể bỏ qua chủ thể tác động. Trả lời cho câu hỏi: Was passiert?

z.B: Ein Auto wird repariert.

-> Hành động chiếc xe ô tô được sửa là trung tâm, còn về việc ai là người sửa xe thì không quan trọng.

3. Các loại câu bị động

a. Vorgangspassiv

  • Vorgangspassiv được dùng để nhấn mạnh một hành động hay một quá trình (Was passiert?) đang xảy ra, và được hình thành bởi “werden” + Partizip II

z.B: Ein Auto wird repariert. -> Ô tô đang được sửa chữa. Chúng ta có mặt ở tiệm sửa xe và đang nhìn quá trình người thợ sửa chiếc ô tô.

b. Zustandspassiv

  • Zustandspassiv được xây dựng với trợ động từ “sein”. Dùng để miêu tả kết quả, trạng thái của một hành động hay một quá trình đã được thực hiện hay đã kết thúc. Zustandspassiv hầu như chỉ tồn tại ở hai thì Präsens và Präteritum.

z.B: Ein Auto ist repariert. -> Ô tô đã được sửa chữa xong. Giờ là lúc ra thanh toán tiền và đi về.

4. Cách hình thành Passiv

Cách hình thành đơn giản nhất của Passiv là chuyển từ câu chủ động với 3 bước như sau:

Bước 1: Đưa tân ngữ trực tiếp lên làm chủ ngữ

Lưu ý: Nếu trong câu chủ động chỉ có tân ngữ gián tiếp hoặc không có cả tân ngữ gián tiếp lẫn tân ngữ trực tiếp, thì ta dùng chủ ngữ giả “es” để thay thế. 

z.b: Peter liebt mich.

=> Mich ở câu trên đóng vai trò là tân ngữ trực tiếp (cách 4 – Akkusativ). Trong câu bị động đổi mich 🡪 ich

*Khi 1 câu chủ động có hành động nhưng không có tân ngữ bị chuyển sang câu bị động thì lúc đó ý nghĩa của câu bị động sẽ là nói về một vấn đề chung chung dựa trên hành động đó.

Bước 2: Chủ ngữ trong câu chủ động có thể bỏ qua hoặc đưa về làm tân ngữ trong câu bị động

Nếu bạn không lược bỏ chủ ngữ mà đưa chủ ngữ về làm tân ngữ thì có 2 trường hợp sau:

  • Đối với chủ ngữ là người hoặc vật trực tiếp gây ra hành động thì dùng giới từ “von” + Dativ

z.B: Der Kuchen wird vom Bäcker gebacken.

Das Auto wird vom Mechaniker repariert.

  • Đối với chủ ngữ là người hoặc vật gián tiếp gây ra hành động thì dùng giới từ “durch” + Akkusativ

z.B: Die Kerzen werden durch den Wind ausgeblasen.

Der Brief wird durch den Boten überbracht.

Bước 3: Động từ chính được chia ở Partizip 2 và đi kèm với trợ động từ “werden”

Aktiv chuyển sang Passiv

Cấu trúc Passiv được hình thành ở các thì như sau:

  • Vorgangspassiv
Passiv ở các thì
  • Vorgangspassiv mit Modalverben

Chúng ta lấy ví dụ với “müssen”:

– Präsens: “müssen” + Partizip II + werden

Ein Buch muss geschrieben werden.

– Präteritum: “mussten” + Partizip II + werden

Ein Buch musste geschrieben werden.

– Perfekt: “haben” + Partizip II + werden + müssen

Ein Buch hat geschrieben werden müssen.

– Plusquamperfekt: “hatten” + Partizip II + werden + müssen

Ein Buch hatte geschrieben werden müssen.

– Futur 1: “werden” + Partizip II + werden + müssen

Ein Buch wird geschrieben werden müssen.

=> Những động từ khiếm khuyết còn lại chúng ta cũng áp dụng công thức trên

  • Zustandspassiv
passiv

Lưu ý:

  • Câu chủ động ở thì nào thì câu bị động phải được chia theo thì đó.
  • Động từ khiếm khuyết “wollen/möchten” (muốn) chỉ được dùng trong câu chủ động. Khi chuyển sang câu thụ động, người ta sử dụng động từ thay thế đồng nghĩa “sollen”.

Bí quyết đậu 4 kĩ năng tiếng Đức B1 trong lần thi đầu tiên?

https://youtu.be/ElTzLkzfimU

Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links. 

THAM KHẢO THÊM:

IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đứctrung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.

Comments

Popular posts from this blog

Học bổng du học Đức: Các loại học bổng Đức mới nhất 2021

Uống bia ở Đức? Văn hóa hay tình trạng đáng báo động?